Kết quả tìm kiếm cho "xịt lúa thuê"
Kết quả 1 - 12 trong khoảng 71
Anh Phạm Văn Bự (45 tuổi, ngụ ấp Tấn Phú, xã Tấn Mỹ, huyện Chợ Mới) mắc hội chứng đầu to bẩm sinh, nằm một chỗ từ nhỏ và anh Đỗ Văn Phết (36 tuổi, ngụ ấp Trung Phú 5, xã Vĩnh Phú, huyện Thoại Sơn) mắc bệnh gút (gout) nặng, tổn thương các khớp, rất đau đớn...
Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các doanh nghiệp (DN) nhỏ và vừa trên địa bàn An Giang đẩy mạnh chuyển đổi số, nắm bắt kịp xu thế, hướng tới phát triển bền vững. Cùng với đó, ngành chức năng có nhiều chương trình, chính sách, hoạt động hỗ trợ phát triển kinh doanh trên nền tảng số.
Những ngày qua, nông dân vùng Bảy Núi (tỉnh An Giang) đang ngóng chờ cơn mưa ghé qua, bởi nắng nóng cháy da cháy thịt đang thiêu đốt đất trời. Với họ, đây là năm “hạn bà chằn” hiếm thấy, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất, nhất là tại khu vực phụ thuộc “nước trời”.
Từng quay quắt trong cái nghèo với nỗi lo cơm áo hàng ngày, được sự hỗ trợ, giúp đỡ của chính quyền địa phương, cùng nỗ lực bản thân, họ đã vượt qua khó khăn, cuộc sống khấm khá hơn.
Trong thời đại công nghệ phát triển, nền nông nghiệp cũng đã ứng dụng nhiều các tiến bộ khoa học- kỹ thuật để cải thiện hiệu quả sản xuất. Và máy bay phun thuốc trừ sâu đã trở thành một lựa chọn thông minh của nhà nông. Vậy thiết bị này có ưu điểm gì và đâu là địa chỉ uy tín cung cấp sản phẩm? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau.
Trước diễn biến phức tạp của nắng nóng, Ban quản lý rừng Phòng hộ và Đặc dụng tỉnh, Chi cục Kiểm lâm An Giang và các địa phương đã chủ động triển khai nhiều phương án phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR), nhằm bảo vệ “lá phổi xanh” của tỉnh trong mùa khô năm 2024.
Suốt một thời gian dài, nông dân sử dụng các phương pháp phun xịt thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) truyền thống, như: Bình đeo, máy xịt dây hay dàn xịt… với áp suất cao và mức tiêu thụ lượng nước rất lớn. Gần đây, nông dân nhiều địa phương đã đầu tư mua sắm thiết bị bay không người lái (drone) để phun thuốc BVTV, sạ phân, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Liên hoan phim Berlin năm nay có sự hiện diện của nhiều nền điện ảnh, với những sắc màu văn hóa, xã hội, kinh tế đa dạng từ các nhà làm phim trên khắp thế giới.
Vì cuộc sống mưu sinh, người lao động (NLĐ) rời làng quê tìm đến những khu công nghiệp mong muốn có được đồng lương cao để trang trải cuộc sống. Nhưng trước “làn sóng” cắt giảm lao động ở các thành phố lớn, họ không thể bám trụ, phải trở về quê trong muôn vàn khó khăn.
Ngày nay, nhà nông ở vùng Tứ giác Long Xuyên ứng dụng rộng rãi máy bay không người lái (drone) trong sản xuất nông nghiệp. Nhiều nông dân còn đầu tư hẳn 2 - 3 chiếc, tự mình làm “phi công” xịt lúa thuê trên đồng, mang lại hiệu quả kinh tế cao.
Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) từng bước tạo sự thay đổi rõ nét trong đời sống của người dân ở các địa phương. Đáng chú ý, bên cạnh phát triển các mô hình sản xuất truyền thống phát triển bền vững, các dịch vụ mới theo xu thế “công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đang trở thành sinh kế phù hợp cho nhiều đối tượng là thanh niên tham gia. Các mô hình không chỉ đem lại thu nhập ổn định, mà còn thu hút thanh niên hợp tác cùng nhau để phát triển.
Với đặc thù địa phương có đông đồng bào dân tộc thiếu số (DTTS) Khmer sinh sống, Hội Nông dân xã An Cư (TX. Tịnh Biên, tỉnh An Giang) luôn tích cực hỗ trợ nông dân chuyển đổi cây trồng, phát triển sản xuất, tham gia mô hình kinh tế hợp tác nhằm vươn lên cải thiện cuộc sống.